Bảng chỉ dẫn toàn diện nhất cho bạn về cách làm rượu whisky

Thế giới của rượu whisky là một mê cung vô cùng phức tạp đối với những người mới tìm hiểu. Đó là sự đa hình vạn trạng của các loại ngũ cốc, hương vị và quá trình chưng cất.

Đây cũng được xem là một trong những loại rượu chưng cất được dùng nhiều nhất trong quán bar. Với rất nhiều các phong cách thể hiện khác nhau.

Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về whisky, cách làm rượu whisky cũng như quy trình sản xuất rượu whisky. Winemartwine xin gửi đến các bạn bài viết dưới đây.

Top 5 bài viết nổi bật liên quan chủ đề:

  • Phân biệt rượu Whisky và vodka
  • Top 10 rượu Whisky nổi tiếng
  • Phân biệt Single Malt vs Blended Whisky
  • Rượu Bourbon là gì?
  • Các loại rượu trong bar

Rượu Whisky làm từ gì?

Về cơ bản, cách làm rượu whisky chính là chưng cất các loại hạt mạch nha. Chẳng hạn như lúa mạch, ngô, lúa mạch đen, lúa mì, v.v … Whiskey cũng hầu như luôn luôn (ngoại trừ moonshine hoặc white dog) được ủ trong thùng gỗ sồi từ vài năm đến vài thập kỷ.

Tham khảo các chai rượu whisky Chivas được ưa chuộng nhiều trên thế giới.

Quy trình sản xuất rượu whisky

Cách làm whisky thường sẽ thay đổi tùy thuộc vào phong cách mà nhà sản xuất nhắm tới. Quốc gia tạo ra nó cũng như nhiều yếu tố khác. Nhưng nhìn chung thì quá trình chưng cất rượu whisky sẽ diễn ra với các trình tự như bên dưới đây.

Qúa trình ủ mạch nha

Tất cả các loại whisky đều được bắt đầu làm từ một loại ngũ cốc thô. Chẳng hạn như nguyên liệu sản xuất rượu whisky, cụ thể là malt whisky chính là lúa mạch. Chúng sẽ được xử lý đặc biệt để có thể tạo được độ đường và độ cô đặc nhất định.

Trong cách làm rượu whisky, lúa mạch được làm ẩm, và được cho nảy mầm một phần. Qúa trình đó được gọi là “malting”, tạm dịch là ngâm nảy mầm. Mục đích là để lúa mạch có thể tiết ra một loại enzyme giúp chuyển đổi tinh bột có trong lúa mạch thành đường.

Quá trình nảy mầm sẽ được ngừng lại bằng cách sấy khô lúa mạch.

Nghiền nát lúa mạch

Trước khi lên men thì đường có trong lúa mạch phải được chiết xuất hết. Và điều này được thực hiện thông qua quá trình nghiền.

Các loại ngũ cốc đang được sử dụng trong cách làm rượu whisky. Như ngô, lúa mì hoặc lúa mạch đen, được nghiền nát và cho vào một bể lớn. Bể này được gọi là bể trộn hoặc bể chứa cùng với nước nóng và sau đó được khuấy trộn đều.

Ngay cả khi nhà sản xuất không làm rượu malt whisky. Thì một số loại lúa mạch mạch nha vẫn được thường được thêm vào để giúp xúc tác quá trình chuyển đổi tinh bột thành đường.

Hỗn hợp trộn sau cùng sẽ sền sệt giống như cháo. Sau khi lượng đường chiết xuất đã đạt đến mức tối đa. Hỗn hợp này (lúc này được gọi là mash hoặc wort) được chuyển sang giai đoạn lên men.

Lên men

Quá trình lên men diễn ra khi mash / wort gặp con men. Con men sẽ ăn ngấu nghiến hết tất cả đường trong hỗn hợp và chuyển chúng thành cồn.

Quá trình này diễn ra trong các thùng ủ lớn, thường được gọi là waskbacks. Và sẽ tiêu tốn khoảng từ ​​48 đến 96 giờ.

Với thời gian lên men và con men khác nhau dẫn đến một loạt các hương vị đa dạng trong whisky. Kết quả là tạo ra một chất lỏng giống như bia, được gọi là bia distiller hoặc là wash. Đến đây thì độ cồn của chất lỏng được khóa lại vào khoảng 7% -10% trước khi nó được đi vào nồi chưng cất.

Chưng cất

Tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu tiếp về cách nấu rượu whisky. Mở đầu là quá trình chưng cất.

Quá trình chưng cất làm tăng nồng độ cồn của chất lỏng. Và tạo ra các thành phần dễ bay hơi, bao gồm cả tốt và xấu.

Các nồi chưng cất (Still) thường được làm bằng đồng. Mục đích là giúp loại bỏ đi các hương vị không mong muốn có trong rượu.

Có hai loại nồi chưng cất (still) phổ biến nhất hiện nay. Đó là nồi chưng cất dạng chum và nồi chưng cất dạng cột. Cả hai đều được phác thảo như dưới đây.

Nồi chưng cất dạng chum

Dạng nồi này thường được sử dụng để sản xuất rượu whisky ở các nước như Scotland, Ireland, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và nhiều nơi khác.

Cách làm rượu whisky bằng nồi chưng cất dạng chum là một quá trình dây chuyền. Một số loại whisky được chưng cất hai lần. Trong khi có nhiều loại khác thì được chưng cất ba lần.

Quá trình chưng cất diễn ra trong nồi chưng cất dạng chum sẽ như sau:

Chất lỏng thu được sau quá trình lên men giống dạng bia (wash) sẽ được đi vào nồi đồng đầu tiên. Nồi đồng này thường được gọi là nồi chưng cất rượu nồng độ thấp, nơi mà rượu được làm nóng lên.

Theo khoa học thì rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn so với nước. Do đó hơi cồn bốc lên khỏi chất lỏng và đi vào phần cổ và phần tay của nồi đồng. Cuối cùng chạm tới được bộ phận ngưng đọng của nồi, nơi chúng được biến lại thành chất lỏng một lần nữa.

Chất lỏng thu được, khoảng 20% ​​ABV, tiếp tục đi vào nồi đồng thứ hai. Trong đó quá trình như trên lại được lặp lại. Tại thời điểm này, quá trình chưng cất thứ ba có thể xảy ra.

Rượu mạnh thành phẩm của cả quá trình có thể chạm mức độ cồn lên tới khoảng 60% -70%. Theo đó, tùy thuộc vào hương vị mong muốn đạt được. mà người chưng cất có thể loại bỏ. Hoặc giữ lại một lượng rượu nhất định của phần đầu và cuối quá trình.

Phần còn lại của cả quá trình, được xem như là “phần trung tâm” sẽ được ủ trong các thùng gỗ sồi. Và được xem là thành phẩm an toàn.

Nồi chưng cất dạng cột

Dạng nồi chưng cất cột, còn được gọi Coffey stills. Thường được sử dụng để sản xuất rượu bourbon, rye whisky và các loại whisky khác của Mỹ. Cũng như các loại whisky ngũ cốc từ Scotland, Ireland, Canada, Nhật Bản và các nơi khác. Nồi chưng cất cột ngày nay vẫn được tiếp tục sử dụng và mang đến nhiều hiệu quả. Dần dần thay thế dạng nồi chưng cất chum.

Chất lỏng thu được sau quá trình lên men giống dạng bia (wash) được đưa vào phần cột ở đỉnh. Tại đây, nó bắt đầu chảy dần qua một loạt các tấm đục lỗ. Đồng thời, hơi nước nóng bốc lên từ đáy nồi, tiếp xúc với chất lỏng khi nó chảy xuống. Nó giúp tách bỏ các chất rắn và các tạp chất không mong muốn, và làm bốc hơi phần cồn nhẹ hơn.

Khi hơi nước chạm vào các đĩa trong nồi đồng, chúng ngưng tụ lại. Qúa trình này giúp loại bỏ các chất nặng như đồng và làm tăng nồng độ cồn. Cuối cùng, hơi được dẫn vào một bình ngưng tụ.

Nồi đồng dạng cột có thể tạo ra rượu mạnh có nồng độ cồn lên đến 95% ABV. Mặc dù hầu hết các loại whisky không cần phải chưng cất tới nồng độ cao đến như vậy.

Quá trình ủ gỗ sồi

Gần như tất cả các loại rượu whisky đều được ủ trong thùng gỗ, thường là thùng gỗ sồi. Một ngoại lệ đáng chú ý là rượu whisky ngô, có thể được ủ hoặc không ủ thùng gỗ.

Bourbon, rye whisky và các loại rượu whisky Mỹ khác phải được ủ trong thùng gỗ sồi mới. Trong khi đối nhiều quốc gia khác, nhà sản xuất thường tận dụng lại các thùng gỗ sồi đã được ủ.

Thùng được lưu trữ trong kho, và khi rượu whisky đủ tuổi, một phần chất cồn sẽ bay hơi. Quá trình này theo các nhà sản xuất gọi là “sự chia sẻ với các thiên thần”. Và nó tạo ra một mùi riêng biệt (và dễ chịu) trong nhà kho. Một số loại whisky, chẳng hạn như Scotch whisky, có độ tuổi tối thiểu bắt buộc.

Đóng chai

Khi đã đạt đủ độ tuổi nhất định, rượu whisky được đóng chai ở độ cồn tối thiểu 40%. Rượu whisky có thể được lọc lạnh hoặc lọc theo một cách nào đó. Để ngăn không cho nó bị đục lại khi thêm nước lạnh hoặc đá.

Đối với hầu hết các thương hiệu rượu whisky nổi tiếng. Quy trình đóng chai thường sẽ diễn ra ở nhà kho, nơi có chứa rất nhiều các thùng ủ. Số lượng có thể từ hàng tá tới hàng trăm thùng. Theo đó, khi chỉ có một thùng ủ được đóng chai tại một thời điểm, nó được dán nhãn là single cask hoặc single barrel.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về cách làm rượu whisky. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thể hiểu thêm về quá trình làm ra rượu whisky trứ danh thế giới này.

Tìm hiểu thêm về rượu whisky nào ngon nhất.